Nhím Kiểng là một loại thú cưng độc đáo. Nhím Kiểng sẽ là một món quà đặc biệt cho những ai đang yêu. Hay đơn giản, nhím kiểng sẽ là cầu nối giữa các mối quan hệ! Hãy yên tâm! Nhím Kiểng sẽ giúp bạn làm điều đó!

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Nhím kiểng bị chảy máu

Nếu một ngày nào đó bạn đến gần chuồng nhím kiểng và nhận thấy có rất nhiều vết máu dính vào thành chuồng, hoặc tận mắt chứng kiến thấy bé bôi choe chét máu khắp chuồng thì hãy khoan lo lắng, tìm hiểu nguyên nhân cho kĩ đã rồi khắc phục. Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân thường thấy và biện pháp sau đây:

Quan sát kĩ xem chân, phần bụng hay cơ quan sinh dục có bị tổn thương gì không, nếu có hãy cố gắng cầm máu, sử dụng thuốc đỏ, bột bi để hỗ trợ làm liền vết thương, cố gắng thay các loại lót chuồng nào sạch nhất, để tránh trường hợp nhiễm trùng. Có thể dẫn đến hoại tử rồi tử vong.


Trường hợp thứ hai, cũng giống như con người vậy, nhím kiểng cái cũng có chu kì kinh nguyệt, hiện tượng bôi máu khắp chuồng chỉ xuất hiện ở các bé còn tơ, chưa qua giao phối. Nhưng các bạn hãy yên tâm, do lần đầu, các bé không biết làm sạch bộ phận dưới của mình nên xảy ra hiện tượng như vậy, qua thời gian chúng sẽ kĩ lưỡng hơn.

Trường hợp thứ ba, có thể là do trong quá trình mang thai, bé mẹ gặp phải một sự cố nào đó mà vô tình sảy thai, hoặc đẻ non chẳng hạn (chúng sẽ ăn con), chỉ còn lại bệt máu. Ở đây, các bạn không nên hốt hoảng, vội vàng. Hãy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng thay phần lót chuồng dính máu, để bé thư thái, không tạo ra bất cứ sự đe dọa nào, cơ chế dinh dưỡng cũng nên tăng thêm sâu và một số quả chứa sắt. Sau một thời gian, bé sẽ trở lại như cũ thôi.


Trường hợp thứ tư, bị các loại côn trùng, kí sinh cắn, gây lở loét. Hãy quan sát trong chuồng xem “hung thủ” còn ở đó hay không, chúng thuộc loại nào. Có mang độc tố hay không. Ở trường hợp này, tốt nhất là mang đến thú y và xin thuốc của bác sĩ, kể rõ nguyên nhân là do con gì cắn. Khuyến cáo, không nên cho bác sĩ chích ngừa, hay thuốc kháng sinh nào vào cơ thể bé. Hầu hết các khách hàng của chúng tôi phản ánh, các bé đều ra đi khi chích các loại kháng sinh. Có lẽ là do cơ thể nhím kiểng chưa kịp thích nghi với các loại thuốc hiện nay có trên thị trường.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

Blogger Tricks

 
© 2011 Chuyên bán nhím kiểng
Designed by Pet Kingdom Group Cooperated with The Master
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top